Việc lựa chọn cấu hình thế nào cho phù hợp với nhu cầu sử dụng và khả năng đầu tư của mỗi đơn vị là một vấn đề không đơn giản. Đây cũng là khâu quan trong nhất để các nhà cung cấp và hãng sản xuất lợi dụng cài cắm cấu hình nhằm độc quyền rồi thao tung giá bán. Vậy để đầu tư hiệu quả ta cần phân biệt các khái niệm sau đây!

1. Cấu hình và thông số kỹ thuật
Đây là những yếu tố quyết định đến giá thành sản phẩm.
Cấu hình tiêu chuẩn : là cấu hình cơ bản nhất để hệ thống máy móc, trang thiêt bị có thể hoạt động được các chưc năng phổ thông theo đúng tính năng và thiết kế, thường đáp ứng các yêu cầu cơ bản.
Cấu hình tùy chọn ( option ):Chính là các bộ phận, phụ kiện, thiết bị đi kèm với máy chính. Ví dụ: số đầu dò trong máy siêu âm, bơm áp lực trong máy CT-sanner…Đây đa số là các chức năng, bộ phận lựa chọn thêm vào cấu hình tiêu chuẩn để thực hiện một số yêu cầu cao hơn về chuyên mô, mở rộng phạm vi ứng dụng, tăng tốc độ đáp ứng…
Các thiết bị đi kèm thường là bắt buộc để hỗ trợ máy chính hoặc bảo vệ máy chính hoạt động nên thường bắt buộc phải mua kèm. Tuy nhiên chọn loại nào phù hợp thì phải căn cứ vào nhu cầu. Ngoài ra có thể kết hợp với hệ thống, thiêt bị hiện có của đơn vị để giảm chi phí đầu tư như: sử dụng máy in cũ, bơm áp lực cũ, dùng chung lưu điện với thiết bị khác…

Thông số kỹ thuật : Đây là các thông số kỹ thuật nói lên chất lượng, độ mạnh yếu của phần cứng, phần mềm của thiết bị. Để tránh bị đơn vị tư vấn cài thông số kỹ thuật, ta cần chú ý

– Thông số kỹ thuật cơ bản, cần thiết :

Là các thông số chính, quan trọng nhất theo nhu cầu sử dụng. Các đặc điểm này hầu như các hãng đều đáp ứng được, và cũng là tiêu chuẩn chính để phân loại thiết bị. Khi đầu tư mua sắm, ta chủ yếu quan tấm đến các tính năng này.
Ví dụ: để siêu âm chẩn đoán thông thường, chỉ cần sử dụng máy 2D đen trắng, siêu âm tim mạch cơ bản cần máy có Doppler màu, khi siêu âm chuyên tim mới cần phần mềm CW…

– Thông số kỹ thuật ít dùng (có khi thừa) :

Đây chính là yếu tố chính để các hãng cài cắm thông số kỹ thuật, loại đối thủ. Các đơn vị cần phân tích các thông số khác biệt đó để làm gì, có thật sự cần thiết, có hiệu quả kinh tế không. Nhiều khi các chủ đầu tư cũng vẽ ra cấu hình để khớp với tiền dự án được cấp. Tình trạng nhiều đơn vị để thừa thiết bị, hoặc không dùng hết tính năng khá phổ biến.
Ví dụ: tính năng 4D không cần có siêu âm tổng quát, siêu âm đàn hồi mô tuyến huyện không cần thiết. Phần mềm quét toàn thân trong máy CT-canner không cần với tuyến huyện, tăng số kính lọc có bước sóng không dùng tới trong máy sinh hóa để cài câu hình thầu…
-> Lựa chọn cấu hình, thông số kỹ thuật theo nhu cầu sử dụng và khả năng đầu tư.

2. Nhu cầu sử dụng và khả năng khai thác

- Cấu thành giá bán của một sản phẩm phụ thuộc rất nhiều yêu tố: hãng sản xuất, xuất xứ, model, cấu hình, option, độc quyền… Trong khi đó tâm lý mua sắm của người đầu tư, nhất là bác sỹ sử dụng muốn phải là các thiết bị hiện đại nhất, công nghệ mới nhất. Tuy nhiên phải trả lời được câu hỏi “để làm gì, khả năng làm được gì"

Vậy để đầu tư hiệu quả, trước hết phải tính đến :

- Nhu cầu sử dụng trong ngắn hạn ( 1-2 năm ), trung hạn ( 3-5 năm ), và không nên lo đến dài hạn bởi sau 5 năm sẽ có model hoặc công nghệ khác tiên tiến hơn.

- Khả năng khai thác

- Yếu tố con người rất quan trọng, trình độ nhân sự có thật sự khai thác hết được tính năng của thiết bị không. Đó là chưa kể các tính năng cơ bản đã được các Bác sỹ khai thác triệt để hay chưa.

- Ngoài ra phải xét đến các “ dịch vụ kỹ thuật khác “ có để phục vụ bệnh nhân sau đó không. Ví dụ: chụp cắt lớp CT-canner ở tuyến huyện nhưng không thể phẫu thuật sọ não, chụp mạch nhưng không can thiệp mạch…

    Tóm lại việc đầu tư phải đồng bộ, xét trên nhiều khía cạnh. Đôi khi các máy cao cấp ( CT-scanner, XQ số… ) chỉ làm tăng thương hiệu để thu hút bệnh nhân. Nó chưa chắc đã hiệu quả nếu các kỹ thuật chuyên môn để xử lý sau đó không có. Nếu hoạch toán ra thì các thiết bị công nghệ cao như MRI, CT-canner, chụp mạch… đầu tư hiệu quả rất thấp nếu lượng bệnh nhân ít hoặc khai thác sau đó kém.

- Ngoài ra cũng phải kể đến sự hạn chế danh mục các Kỹ thuật được BHYT quy định, nhiều đơn vị có khả năng khai thác thêm dịch các dịch vụ kỹ thuật cao những không được làm. Đây là tồn tại của cơ chế phân cấp tuyến điều trị của hệ thống Y tế nước ta.

3. Khả năng đầu tư, hoạch toán hiệu quả

       Tiềm lực tài chính dù có mạnh đến đâu các nhà đầu tư cũng cần xét đến nhiều yếu tố để tính hiệu quả của nó. Thực tế hầu hết các nhà đầu tư không tính toán sát hoặc hết được các chi phí cho đầu tư và duy trì. Đặc biệt là với các Thiết bị y tế, chu kỳ 3 – 5 năm mỗi hãng sẽ có model mới hoặc công nghệ mới tích hợp trên model cũ ( version ) dẫn đến các thiết bị nhanh bị lạc hậu.

Vậy các nhà đầu tư cần xét đến yếu tố nào :

- Chi phí đầu tư ban đầu và chi phí duy trì

- Chi phí đầu tư ban đầu: tài sản này tính khấu hao thông thường 07 – 15 năm. Tuy nhiên khoảng sau 05 năm là các thiết bị đã hoạt động kém hẳn, chi phí duy tu bảo trì tăng cao dần. Và hầu như hiếm sản phẩm nào hoạt động tốt sau 10 năm.

- Phí duy trì cho bản thân thiết bị: chính là các phí duy tu bảo dưỡng, bảo trì và sữa chữa. Nếu không bảo quản, vận hành theo khuyến cáo của NSX thì các đơn vị sẽ phải gành chi phí này rất lớn. Trung bình sau bảo hành mỗi năm chi phí bỏ ra khoảng 5 – 10% giá trị thiết bị cùng thời điểm.

Ví dụ: thay bóng của máy CT-scanner 16 dãy có thể có chi phí tới 2 tỷ

- Chi phí vận hành

- Chi phí nhân sự, điện nước và các yêu tố khác để sử dụng thiết bị, chi phí cho nhân sự chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại chi phí của Thiết bị

- Chi phí vật tư, hóa chất tiêu hao sử dụng khi vận hành thiết bị, có thể dùng để chấn đoán điều trị, có khi dùng để bảo dưỡng, bảo trì máy ( các máy xét nghiệm )

- Chi phí lãi vay :Đây là phí phí trả lãi cho khoản đầu tư ban đầu. Nếu không tích lũy lợi nhuận để trả nợ dần để giảm nợ, hoặc trả chậm thì số lãi rất đáng kể.