Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp xét nghiệm nước tiểu đáng tin cậy cho bệnh viện, phòng khám thì đừng bỏ qua bài viết này.

Máy xét nghiệm nước tiêu là thiết bị xét nghiệm phổ biến hiện nay trong  các cơ sở y tế lớn nhỏ. Với ưu điểm lấy mẫu dễ dàng, xét nghiệm nhanh, các thông số có ý nghĩa trong việc điều trị bệnh liên quan đến gan, mật, thận,.

1, Tại sao cần phải xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu là gì?

Xét nghiệm nước tiểu là một dạng xét nghiệm được thực hiện nhằm kiểm tra các khía cạnh trực quan, hóa học và vi thể của nước tiểu; từ đó phát hiện các dấu hiệu/ tình trạng của một số vấn đề sức khỏe như bệnh gan, bệnh thận, tiểu đường hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.

Xét nghiệm nước tiểu để làm gì?

Việc xét nghiệm nước tiểu nhằm phát hiện và đo lường các hợp chất khác nhau đi qua nước tiểu của người bệnh bằng cách sử dụng một mẫu nước tiểu duy nhất. Thông qua kết quả xét nghiệm sẽ giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý hoặc tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm nước tiểu?

Việc xét nghiệm phân tích nước tiểu rất phổ biến bởi đây là cách đơn giản và không xâm lấn để kiểm 

2, Xét nghiệm nước tiểu có bao nhiêu phương pháp?

2.1, Phương pháp trực quan

Kiểm tra trực quan nước tiểu chính là kiểm tra màu sắc và độ trong. Nếu nước tiểu có lẫn máu, nó có thể có màu đỏ hoặc nâu sẫm. Bọt có thể là dấu hiệu của bệnh thận, trong khi nước tiểu đục có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

2.2, Thông qua kính hiển vi

Phân tích nước tiểu bằng kính hiển vi sẽ kiểm tra tình trạng tiểu máu vi thể, kiểm tra những thứ quá nhỏ không thể thấy bằng mắt thường. Một số bất thường có thể được phát hiện dưới kính hiển vi bao gồm:

  • Tế bào hồng cầu.
  • Tế bào bạch cầu.
  • Tinh thể vi khuẩn (các khối khoáng chất, dấu hiệu của sỏi thận).

2.3, Sử dụng que thử

Xét nghiệm que thử sử dụng một dải nhựa mỏng được xử lý bằng hóa chất, nhúng vào nước tiểu và các hóa chất trên que sẽ phản ứng và đổi màu nếu có bất thường trong nước tiểu. Sử dụng que thử nước tiểu có thể phát hiện và phản ánh các kết quả:

  • Độ axit hoặc độ pH: Nếu axit bất thường, bạn có thể bị sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hoặc một tình trạng khác.
  • Protein niệu: Đây có thể là dấu hiệu thận không hoạt động bình thường trong quá trình lọc các chất thải ra khỏi máu.
  • Glucose (đường): Hàm lượng đường cao là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.
  • Tế bào bạch cầu: Đây là dấu hiệu của nhiễm trùng, viêm ở thận hoặc bất kỳ nơi nào khác dọc theo đường tiết niệu.
  • Nitrit: Cho thấy đường tiết niệu đang bị nhiễm trùng với một số loại vi khuẩn.
  • Bilirubin: Thường được gan loại bỏ, nếu chất thảo này xuất hiện trong nước tiểu có nghĩa là gan của bạn không hoạt động bình thường.
  • Máu trong nước tiểu của bạn: Đây là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc một số bệnh nào đó.